Toàn cảnh về ngành công nghiệp Anime (phần 1)

Anime đang ngày càng phổ biến và thu hút một lượng fan lớn trên toàn thế giới. Song, một điều đáng buồn là ngày càng nhiều bạn trẻ không thèm để mắt đến manga khi biết được nó sẽ được chuyển thể thành phim chiếu trên TV.

Chỉ một số ít người mới biết được để làm ra một bộ anime phải mất những gì và chuyện gì sẽ xảy ra trong suốt quá trình thực hiện cho đến khi bộ phim lên sóng. Chúng ta thấy có rất nhiều cái tên cũng như là công ty ở đoạn credit nhưng không nhiều người thấy được những gì diễn ra đằng sau việc sản xuất bộ phim đó dù đã nắm bắt những thông tin khái quát liên quan đến phim cũng như là quá trình thực hiện trên lý thuyết. Ý tưởng nào sẽ được chuyển thể thành phim? Các bộ manga hay game có theo sát được? Ai sẽ là người thực hiện nó? Họ được trả công như thế nào?

Sự thật là, để sản xuất ra một bộ anime là một quá trình dài gian nan khi đòi hỏi phải chuẩn bị kinh phí đầu tư lớn cũng như nguồn nhân lực cho mỗi vị trí sản xuất phía sau trước ghi đặt bút vẽ. Đây cũng là trở ngại lớn cho các công ty có liên quan trước khi thực hiện một dự án phim và người xem sẽ biết ai mới là kẻ chiến thắng trong cuộc chiến khốc liệt này qua mỗi season.

Toàn cnh v ngành phim hot hình anime Nht Bn

Ai sẽ là người quyết định làm anime? Producer tại các công ty đã có trụ sở sản xuất thường sẽ là người đưa ra quyết định này. Hầu hết các nhà xuất bản manga lớn đều sẽ có một hoặc hai công ty sản xuất đứng phía sau như Bandai Visual hoặc Media Factory. Thông thường, ý tưởng không phải là yếu tố cần thiết để làm ra một series anime hay hấp dẫn mà chủ yếu xoay quanh về việc xây dựng cơ hội marketing.

Cách thức để producer tạo ra cơ hội đó thì nhiều vô kể, Phần lớn các bộ anime đều không theo một cốt truyện gốc nào cả mà lại dựa trên các nguồn khác như manga, PC game hoặc tiểu thuyết có sẵn. Với một series anime chiếu trên TV, dù cho được phát sóng vào ban đêm đi chăng nữa thì tần suất xuất hiện của nó càng tăng sẽ tạo động lực thúc đẩy doanh số cho các tác phẩm gốc.

Anime Economy – Kì 1: Toàn cảnh về ngành công nghiệp Anime | chia sẻ bởi  Làm Phim Quảng Cáo .TV

ta game Attack on Titan ăn theo siêu phm Anime cùng tên đình đám ti Nht Bn

Trong trường hợp khác, các công ty truyền thông sẽ cân nhắc lựa chọn ra tác phẩm gốc nào có thể chuyển thể thành anime và sinh lời từ các sản phẩm ăn theo như đồ chơi hay mô hình nhân vật hay thậm chí là bán card game như Yu-Gi-Oh. Mục tiêu của họ thông thường là làm sao bán dĩa DVD càng nhiều càng tốt.

b card game Yu-Gi-Oh

Ngoài ra, các agency quảng cáo như Dentsu và Asatsu DK sẽ là nhân tố quyết định có nên thực hiện dự án anime nào hay không. Ý định của họ là thực hiện anime với mục đích thương mại là chủ yếu. Bạn sẽ biết được lý do vì sao mà phim anime từ các agency này thực hiện chỉ chủ yếu nhắm vào trẻ em và các sản phẩm như đồ chơi, game ăn theo sẽ lập tức lên kệ chỉ sau vài tuần chiếu. Thậm chí còn có một vài trường hợp các nhóm tôn giáo còn quảng bá đức tin của họ bằng cách tài trợ thực hiện anime.

Kodocha là bộ anime do agency quảng cáo ADK thực hiện với sự tài trợ đến từ nhà sản xuất đồ chơi Tomy. Hay Superbool do Dentsu thực hiện trên danh nghĩa nhà thờ nhằm mục đích truyền đạo Kito giáo.

mt cnh trong Kodocha

Một khi quyết định chuyển thể manga thành anime được đưa ra, tác giá của bộ manga đó sẽ đồng hành xuyên suốt với đoàn làm phim. Vai trò của producer lúc này là làm sao tìm được kinh phí thực hiện dự án nhiều nhất có thể và bước này được gọi là Production Committee (Ủy ban sản xuất).

Production Committee

 Sản xuất anime là quá trình cộng tác cực kỳ chặt chẽ giữa các bộ phận và dịch vụ kèm theo với số lượng người tham gia có khi lên đến 2,000 người cho một tập. Hầu hết công việc này sẽ do bên thứ ba tại các quốc gia Châu Á đảm nhiệm và áp dụng công nghệ số nhằm cắt giảm chi phí. Việc sản xuất anime ngày nay đang dễ thở hơn trước đây.

Chi phí sản xuất anime được tiết lộ sẽ rơi vào khoảng 100,000 – 300,000 USD cho mỗi tập. Nhìn sơ thì đây là một con số rất lớn nhưng thực tế thì không như vậy khi chỉ ngang bằng với các show truyền hình cáp Mĩ (Một chương trình chiếu trên giờ cao điểm của Mĩ có thể tiêu tốn cả triệu đô la). Tuy nhiên nếu nhân với 13 tập phim thì hóa ra tổng ngân sách cần tiêu tốn sẽ lên đến 2 – 4 triệu USD.

Kinh phí bỏ ra lớn nên chỉ số ít công ty có khả năng đầu tư độc lập cho một bộ anime. Và đây được ví như ván bài lật ngửa khi nếu thua, họ sẽ không thu được một đồng nào từ số tiền bỏ ra và khả năng xoay vòng vốn sẽ bằng không.

kinh phí sn xut mi tp phim Bamboo Blade

Trở lại thời điểm nhưng năm 80 khi kinh tế Nhật Bản đang phát triển, các công ty không ngần ngại chi tiền cho các studio chuyên sản xuất anime thực hiện một hoặc hai phần OAV (Original video animation – loạt phim được làm đặc biệt để phát hành với định dạng phim gia đình. Thuật ngữ này bắt nguồn từ phim anime Nhật Bản. Hầu như các nhà sản xuất OVA phát hành chúng do phim không được chiếu trên truyền hình hoặc trên rạp hoặc nhằm mục đích khác ví dụ như phần đầu phim OVA là dùng để giới thiệu hoặc quảng cáo). Họ tung ra nó dưới dạng video, các cửa hàng cho thuê băng đĩa trên khắp Nhật Bản sẽ mua lại các bản copy và công ty sẽ trực tiếp thu lời từ việc đó. Hay nếu một series phim dài được yêu thích, các nhà đài sẽ không ngần ngại mua bản quyền phát sóng bằng mọi giá và trình chiếu đó với mục đích thương mại.

Song, giai đoạn đó cũng đã chấm dứt. Bong bóng kinh tế Nhật Bản nổ tung đã gây tác động rất lớn đến thị trường cho thuê băng đĩa tại quốc gia này. Các công ty truyền thông dần nhận ra không nên mạo hiểm đầu tư các content dưới dạng direct- to- video (các bộ phim được phát hành ngay theo format phim gia đình thay vì chiếu tại rạp). Các nhà đài thậm chí còn thẳng thừng cắt giảm số lượng show họ bỏ tiền đầu tư khi các bộ phim anime này không đạt đượng rating như mong đợi. Thêm vào đó, số tiền bỏ ra làm một chương trình talk show còn rẻ hơn làm anime. Trước tình cảnh trên, thách thức mà các producer phải đối mặt trong đầu những năm 90 là làm cách nào để tìm được nhà đầu tư cho các bộ phim anime.

Câu trả lời hóa ra chỉ là cùng hợp tác với một công ty khác và cùng họ xây dựng “Production Committee” hay còn gọi là Seisaku Iinkai. Producer sẽ tìm kiếm các công ty mà họ cho là sẽ có lợi từ dự án và thuyết phục các công ty này tham gia.

Ví dụ, một nhà xuất bản anime muốn chuyển thể series manga bán chạy nhất của mình thành phim, họ sẽ thuyết phục nhà phát hành DVD tham gia vào dự án. Hoặc đó là một công ty chuyên làm game và agency quảng cáo có thể bán sản phẩm ăn theo từ bộ phim hay một hàng thu âm muốn giới thiệu nghệ sĩ mới thông qua bài hát mở màn và kết thúc phim. Khi mọi quyết định được bàn bạc và thống nhất, bốn hoặc năm công ty tham gia sẽ có vai trò như nhà đầu tư và việc sản xuất sẽ được xúc tiến. Đây cũng là cách thức thực hiện tương tự cho các bộ phim đơn.

Cứ như thế sau vài tuần, đại diện của các công ty trong Production Committee này sẽ họp mặt cùng nhau theo dõi tiến trình thực hiện dự án. Họ sẽ bàn luận với kế hoạch phát hành, đối tượng khán giả và chỉnh sửa kịch bản đôi chút hoặc thảo luận về chiến dịch marketing hay kế hoạch công chiếu tại các quốc gia khác

– ST –

Click ➡ Học tiếng Nhật online