Bài viết thứ 3 trong series lần này đề cập đến thời kì cải cách thể chế dưới thời Thủ tướng Koizumi trong đầu những năm 2000. Thủ tướng Koizumi Junichiro – người đã vô cùng mạnh mẽ trong việc “phá hủy Đảng Dân Chủ tự do” đã tiến hành các cải cách thể chế với tỷ lệ ủng hộ cao.
Mục lục
- Cải cách bộ máy Koizumi là gì?
- Ba cải cách
- Những bài học rút ra
Cải cách bộ máy Koizumi là gì
Thủ tướng Koizumi đã tiến hành chính sách một cách quyết liệt chưa từng có từ trước đến nay trong giới quyền lực chính trị. Việc này diễn ra khá là kịch tính và bản thân tôi cũng cảm thấy thú vị. Tuy được nhân dân yêu mến, chính sách này còn khá dễ hiểu với câu chuyện cơ bản là “Loại trừ những thành phần phản kháng có lợi ích nhóm và tiến hành cải cách”. Chúng ta hãy cùng nhìn lại những đặc trưng trong việc quản lý chính sách thời Thủ tướng Koizumi.
Đầu tiên là cụm từ – khẩu hiệu cổ động. Nổi tiếng với các khẩu hiểu như “Không cải cách bộ máy, không thể phục hồi kinh tế”, “những gì tư nhân làm được giao cho tư nhân, những gì địa phương làm được giao cho điạ phương”. Những điều này vô cùng dễ hiểu đối với những người dân bình thường và nó cũng trở thành một trong những lí do giúp nâng cao tỷ lệ ủng hộ.
Thứ 2 là chủ trương hướng đến “chính phủ nhỏ”, và thái độ rõ ràng về việc “chú trọng các chức năng của thị trường”. Và những phương hướng mới cũng được chỉ ra từ tư tưởng cơ bản ấy. Ví dụ, sự thoát khỏi việc vận hành nền kinh tế phụ thuộc vào đầu tư công. Các chính trị gia Nhật Bản dù nói chung hay nói riêng đều rất nhiệt huyết với việc mở rộng đầu tư công tại điạ phương. Cải cách Koizumi đã chỉ rõ sự thay đổi truyền thống nàyvà trên thực tế thì tỷ lệ tổng sản phẩm nội địa trong đầu tư công đã giảm trong nhiệm kì của ông. Mọi than phiền về quyết định khai phá đất đai quốc gia gọi là “phát triển cân bằng đất đai quốc gia” bị phủ nhận, phương hướng mới gọi là “phát triển đặc trung khu vực”, “phát triển nhờ vào sự cạnh tranh của trí tuệ và sự đầu tư công phu”.
Thủ tướng Koizumi (trái) và Bộ trưởng Tài chính Takenaka trong phiên họp của Uỷ ban Tư vấn Kinh tế Tài chính Chính phủ
Thứ 3 là việc sử dụng một cách tích cực cơ chế mới về quy trình hoạch định chính sách. Điển hình là Uỷ ban Tư vấn Kinh tế Tài chính Chính phủ. Uỷ ban này được thành lập vào ngày 1 tháng 1 từ kết quả cải cách hành chính Hashimoto, đặc biệt trong Nội các Koizumi khi bộ trưởng phụ trách kinh tế tài chính Takenaka Heizou phụ trách thì Uỷ ban tư vấn này đã được phát huy chức năng một cách đầy đủ. Cụ thể là, các thành viên khối tư nhân đề xuất ý kiến chuyên sâu trong các bản “Ý kiến thành viên khối tư nhân” nhằm đưa ra ý kiến trái chiều một cách có chủ ý. . Sau đó, trong các buổi họp báo, Bộ trưởng Takenaka vừa giới thiệu về đề tài tranh luận, vừa hướng theo hướng bao gồm cả việc các ý kiến dư luận và cuối cùng xin nhận sự quyết định từ Thủ tướng.
Ba cải cách
Để có thể hình dung về cải cách Koizumi thì chúng ta hãy cùng xem xét cụ thể ba cải cách. Đầu tiên là những cải cách giải quyết được các vấn đề còn tồn đọng một cách ổn thoả trong đó có xử lý nợ xấu, thứ hai là những cải cách cầm chừng như cải cách chính phủ, thứ ba là cải cách dù đã được thực hiện nhưng bị hạ nhiệt là việc đề xuất ra việc tư nhân hóa ngành bưu chính.
Điểm nổi bật trong chính sách kinh tế thời ông Koizumi là sau bong bóng kinh tế, đưa ra chính sách giải quyết vấn đề nợ xấu – gánh nặng của nền kinh tế Nhật Bản trong một thời gian dài. Cơ hội quan trọng đó là “chương trình tái sinh tài chính” được quyết định vào tháng 10 năm 2002. Đây là chương trình được xúc tiến bởi Takenaka Heizo khi trở thành bộ trưởng phụ trách tài chính trong việc cải cách nội các. Mục tiêu của chương trình này là làm giảm tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng trọng yếu từ 8.7% xuống còn một nửa trong vòng 4 năm. Hơn thế nữa, những phương châm nghiêm khắc về việc tăng cường củng cố trong việc giám định tài sản, tăng nguồn vốn chủ sở hữu, đẩy mạnh quản lý nhà nước đã được thực hiện, việc xử lý các khoản nợ xấu đã được cụ thể hóa. Kết quả là đến năm mục tiêu đã thực hiện được kế hoạch đề ra, nền kinh tế Nhật Bản cuối cùng cũng có thể thoát khỏi sự khủng hoảng nợ xấu.
Cải cách Koizumi cũng tập trung vào trong việc cải cách cơ cấu tài chính. Điều cần nói với mục tiêu đó cũng chính là phương châm tái cải cách hành chính được biểu thị bằng “Chính sách xương sống 2006”. Ở đây, phương châm cơ bản được thực hiện là “ưu tiên cắt giảm chi phí và xử lý với những vấn đề còn lại bằng việc tăng thuế” nhưng việc thể hiện những vấn đề đó một cách cụ thể bằng con số là điều mang tính bước ngoặt. Đầu tiên, số tiền phải xử lý để đạt được thặng dư cán cân chính (cân bằng tài chính cơ bản) vào năm 2011 (số tiền cần giảm chi hoặc tăng thu) vào khoảng 16,5 nghìn tỷ yên, sau đó cắt giảm tiếp theo từng lĩnh vực. Tổng các khoản cắt giảm chi tiêu trong vòng 5 năm rơi vào khoảng 11 ngàn 400 tỷ yên đến 14 ngàn 300 tỷ yên. Tóm lại, chính phủ đã xây dựng kế hoạch xử lý nợ xấu với 7 đến 9 phần thông qua cắt giảm chi tiêu, 1 đến 3 phần còn lại chi trả bằng việc tăng thuế.
Sau đó, việc cắt giảm chi phí đã được thực hiện theo kế hoạch nhưng cuối cùng nó đã bị sụp đổ trong thời kì nội các Aso. Một trong những lí do đó là các chỉ trích liên quan tới việc cắt giảm chi phí phúc lợi xã hội. Theo kế hoạch nói trên, mỗi năm sẽ cắt giảm 220 tỷ yên chi phí phúc lợi xã hội. Việc này đã vấp phải sự chỉ trích lớn và bị gọi là “chính sách không máu và nước mắt để cắt giảm chi phí phúc lợi xã hội hằng năm”.
Việc tư nhân hoá ngành bưu chính cũng vô cùng kịch tính. Thủ tướng Koizumi coi trong việc tư nhân hóa ngành bưu chính và gọi nó là “Trọng tâm cải cách”. Bằng cách đưa ngành bưu chính vào cạnh tranh trên thị trường có thể nâng cao chất lượng dịch vụ cho đa dạng cho người dân và các khoản tiết kiệm bưu điện có thể được sử dụng để phục hồi nền kinh tế. Tuy nhiên có rất nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra trong việc này. Dự luật tư nhân hóa do Nội các Koizumi đưa ra đã được Hạ nghị viện thông qua với một số lượng lớn người ủng hộ, nhưng đã bị Thượng viện phản đối và bị từ chối.
Việc tư nhân hóa bưu chính cũng dẫn đến các cuộc biểu tình phản đối
Tại đây Thủ tướng Koizumi đã đưa ra một chính sách đáng kinh ngạc. Lấy việc bị phản đối bởi thượng Nghị viện làm lí do giải tán Hạ viện. Hoạt động chưa từng có tiền lệ này đã thành công rực rỡ, với việc Đảng Dân chủ Tự do giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử và sau đó trong phiên họp đặc biệt của Quốc hội, dự luật tư nhân hóa đã được thông qua bởi cả hai viện. Ba dịch vụ bưu chính đã được tư nhân hóa và Tập đoàn Bưu chính Nhật Bản được thành lập vào năm 2007.
Tiếp theo là những vấn đề sau chính quyền Koizumi, việc tư nhân hóa đáng lẽ đã được giải quyết tại thời điểm này đã bị hạ nhiệt. Năm 2009, chính quyền Đảng Dân chủ quyết định đưa ba mảng kinh doanh bưu chính, tiết kiệm bưu điện và bảo hiểm bưu chính phát triển rộng ra trên khắp đất nước và có thể sử dụng một cách đồng nhất, mạng lưới bưu chính tư nhân đã không được triển khai như dự định ban đầu.
Những bài học rút ra
Chúng ta nên học những gì từ những cải cách cơ cấu tính dưới thời Thủ tướng Koizumi? Với tôi là ba điều sau:
Đầu tiên là những khó khăn khi bám sát nguyên lý thị trường và chính phủ nhỏ ở Nhật Bản. Dưới góc nhìn của một nhà kinh tế học, tôi thấy tư tưởng cơ bản của cải cách Koizumi có vẻ được phản ánh một cách tự nhiên. Tuy nhiên, khi được áp dụng vào thực tế, nhiều lời phê bình rộ lên như “có nên bỏ mặc cho khoảng cách về sự chênh lệch nới rộng” hay “cứ bỏ mặc các địa phương hay sao”, thậm chí đó còn trở thành một trong những cơ sở cho Đảng Dân chủ lên nắm quyền. Liệu có phải việc chủ trương chủ nghĩa thị trường và trách nhiệm cá nhân trong một xã hội chú trọng sự đồng nhất như Nhật Bản là điều không tưởng chăng?
Thứ hai, cách xử lý các vấn đề an sinh xã hội có phần rắc rối. Kế hoạch cải cách tài chính Koizumi bị đình trệ cũng vì sự cắt giảm chi phí an sinh xã hội. Có vẻ như khi cải cách lan rộng tới vấn đề an sinh xã hội, các rào cản đột ngột tăng. Điều này cho thấy sự khó khăn của việc cải cách an sinh xã hội trong thời gian tới.
Thứ ba, cơ cấu thể chế không thể chỉ cần tạo ra là được. Ví dụ, Uỷ ban Tư vấn Kinh tế Tài chính đã phát huy toàn bộ chức năng của mình vào thời điểm Nội các Koizumi và phát triển rất nhiều cuộc thảo luận về chính sách kinh tế, nhưng sau đó nó hoàn toàn bị lu mờ. Ngoài ra, quá trình tư nhân hóa nhanh bưu điện đã nhanh chóng hạ nhiệt sau một thời gian tranh luận gay gắt. Từ đó chúng ta có thể thấy rằng, điều quan trọng không chỉ khi một hệ thống được cải cách, mà còn là cách nó vận hành và những kiểm chứng sau đó.
– ST –
Trả lời