- Golf
©Flickr/Yas Sakata
Giống như một số môn thể thao nói trên, golf được du nhập từ phương Tây sau thời kì Phục hưng Meiji (1868-1912). Một người Anh mang tên là Arthur Hesketh Groom đã sống ở Kobe được 33 năm và cảm thấy vô cùng tẻ nhạt vì không thể chơi môn thể thao yêu thích của mình. Vì vậy, anh và những người bạn của mình đã bắt tay làm một sân golf 4 lỗ trên Núi Rokko, tạo thành bệ phóng phát triển của golf tại Kobe. Sân golf đầu tiên được hoàn thành vào năm 1901, sau đó được mở rộng vào năm 1903 thành chín lỗ và thành lập Câu lạc bộ Golf Kobe.
Golf gần như là môn thể thao chỉ dành cho người nước ngoài và một bộ phận người Nhật – những ai được hưởng nền giáo dục phương Tây trong một thời gian. Việc mở một thêm sân golf tại Tokyo vào năm 1914 đã mang môn thể thao này đến với giới thượng lưu truyền thống của Nhật Bản. Sự quan tâm tới golf nhanh chóng lan rộng và đã có khoảng 70 sân golf được xây dựng trên toàn quốc vào năm 1940.
Khi hệ thống tầng lớp xã hội Nhật Bản bị phá vỡ sau Thế chiến II, ngày càng nhiều thành viên của tầng lớp trung lưu bắt đầu chơi golf, tạo ra một làn sóng người chơi mới cho đến khi bong bóng kinh tế sụp đổ vào đầu những năm 1990.
Ngày nay, golf không bị giới hạn bởi độ tuổi, đẳng cấp hay giới tính. Những tay golf hiện đại nổi tiếng nhất của Nhật Bản đều còn khá trẻ, bao gồm Ryo Ishikawa, người đã nổi danh từ năm 15 tuổi hay Hideki Matsuyama và tay golf nữ hàng đầu Ai Miyazato.
6. Đua xe
Đua xe đã tồn tại ở Nhật Bản từ những năm 1920, nhưng mãi đến khi Tamagawa Speedway được khai trương vào năm 1936, môn thể thao này mới có một đường đua chuyên dụng để sử dụng lâu dài. Soichiro Honda, người sau này đã thành lập công ty xe hơi cùng tên, là một trong những tay đua đầu tiên tại đường đua mới, trong khi Nissan khi đó mới thành lập công ty đã cạnh tranh bằng đội ngũ nhà máy của riêng mình.
Sau khi thành lập công ty của mình, Honda tiếp tục mở khóa học đua xe quốc tế Suzuka, được biết đến với cái tên Suzuka Circut, vào năm 1962. Honda đã tổ chức số lượng khủng lồ những sự kiện lớn trên thế giới, đặc biệt là giải đua “Công thức một”. Không chịu thua kém, Mitsubishi cũng đã mở một trường đua, Fuji Speedway, vào đầu những năm 1960 (hiện thuộc sở hữu của Toyota). Hầu như tất cả các cuộc đua lớn nhất ở Nhật Bản đều diễn ra tại một trong hai đường đua này mặc dù có hơn 20 đường đua tự động trên toàn Nhật Bản.
7. Boxing
Khi Commodore Perry ra lệnh cho các cảng Nhật Bản mở cửa vào năm 1854, ông đã mang quyền anh đến với Nhật Bản. Tsunekichi Koyanagi, một đô vật sumo được xếp hạng ozeki, được Mạc phủ chọn để thách đấu với võ sĩ boxing và một đô vật trong một loạt các trận đấu võ thuật hỗn hợp. Từ đó, sàn đấu boxing đầu tiên đã ra đời.
Yujiro Watanabe, được coi là cha đẻ của quyền anh Nhật Bản, được đào tạo từ năm 16 tuổi ở California trước khi trở về Nhật Bản và thành lập Câu lạc bộ Nippon Kento vào năm 1921. Một số liên đoàn và hiệp hội quyền anh nổi lên trong những năm sau đó, đỉnh cao là sự hình thành của Hiệp hội Kento chuyên nghiệp toàn Nhật Bản vào năm 1931, cuối cùng sẽ chuyển đổi thành Hiệp hội quyền anh chuyên nghiệp Nhật Bản (JPBA), một cái tên được duy trì từ năm 2000.
Các quy tắc quản lý quyền anh chuyên nghiệp ở Nhật Bản được thiết lập theo Ủy ban Quyền anh Nhật Bản (JBC) để khuyến khích các võ sĩ chiến đấu trong nước. Rất ít võ sĩ nam cố gắng giành được các danh hiệu quốc tế và nhà vô địch Nhật Bản thường không được công nhận trên toàn thế giới.
8. ‘Puroresu’ – Đấu vật chuyên nghiệp
©Flickr/tenaciousme
Tên gọi Puroresu bắt nguồn từ cách phát âm tiếng Nhật của “Professional Wrestling” (Pro Wres.) Du nhập vào Nhật từ trước thế chiến thứ hai nhưng mãi đến năm 1951 bộ môn này mới thực sự bùng nổ. Được quảng bá bởi cựu võ sĩ sumo Rikidozan, ông đã mang đến cho người Nhật thứ mà họ đang cần hơn bao giờ hết: Những hình tượng anh hùng quả cảm và gan dạ luôn chiến thắng các thế lực xấu xa. Sau cái chết của Rikidozan vào năm 1963, Puroresu vẫn không ngừng phát triển và trở thành một phần văn hóa không thể thiếu của Nhật Bản với hàng loạt võ sĩ nổi tiếng quốc tế như Antonio Inoki, Shinsuke Nakamura, Giant Baba, Tiger Mask và Kenta Kobashi.
Khác với đô vật Mỹ, Puroresu có hơi tàn bạo và mạnh mẽ hơn, do bộ môn này kết hợp cả những cả môn Judo, Karate, Sumo. Người Nhật muốn xem những trận đấu giữa những người có trình độ thực sự, nên yêu cầu võ sĩ tham gia đều phải biết võ.
Với tính kỷ luật cao, nghiêm túc trong công việc và không ngại thực hiện các pha nhào lộn nguy hiểm, bọn họ được đón nhận như luồng gió mới cho các công ty Mỹ. Sau khi rời bỏ hãng NJPW và ký hợp đồng với WWE, Shinsuke Nakamura, ông hoàng Puroresu, ngay lập tức thể hiện đẳng cấp của mình khi mang đến cho khán giả Mỹ một trong những trận đấu hấp dẫn nhất lịch sử.`
– ST –
Trả lời