Nếu bạn đánh mất thứ gì đó, chắc chắn nó sẽ quay lại, ngay cả ví tiền hay các tài sản có giá trị khác. Hơn 30 triệu USD tiền mặt thất lạc đã được giao cho cảnh sát như một món đồ bị mất chỉ trong năm 2018. Theo một cuộc khảo sát với 75.000 du khách từ khắp nơi trên thế giới, Tokyo là thành phố an toàn nhất trên thế giới.
Trong bài phát biểu của Christel Takigawa tại Phiên họp IOC lần thứ 125 của Ủy ban Olympic Quốc tế vào ngày 7 tháng 9 năm 2013, với tư cách đại sứ mời Thế vận hội Olympic đến Tokyo, bà giới thiệu “lòng hiếu khách của người Nhật” bằng tiếng Pháp. Và kết quả không chỉ Nhật Bản đã được chọn làm chủ nhà Olympic 2020, cụm từ “お・も・て・な・し” đã được chọn cho Giải thưởng Từ mới và Từ phổ biến năm 2013.
Khi những người nước ngoài bị mất một thứ gì đó ở Nhật Bản, ngay cả khi đó là tiền mặt, họ rất ngạc nhiên khi lấy lại được nó.
Trên thực tế, số tiền mặt được giao là hàng thất lạc trong năm 2019 ở Tokyo lên tới khoảng 3,9 tỷ yên, trên tổng số giá trị đồ đạc thất lạc được là 4,15 tỷ.
Tại sao bạn luôn có thể quay lại để lấy một món đồ mình đánh rơi ở Nhật? Và trong tình huống tương tự, tại các quốc gia khác thì không? Vì vậy, hôm nay tôi sẽ tóm tắt 5 lý do khiến cho khả năng cao những món đồ đã mất của bạn sẽ tìm lại được và comment cảm nghĩ của bạn gì khi nghe những lý do này?
- Koban (“hộp” cảnh sát)
Khi nói đến tìm đồ thất lạc ở Nhật Bản, không thể không nói đến sự tồn tại của các Koban – “hộp cảnh sát”. Người ta cho rằng an ninh tại đất nước mặt trời mọc là do những đồn cảnh sát kiểu này trên khắp đất nước, hiệu quả của nó được cả thế giới chú ý đến. Ước tính có trên 15.000 “hộp” ở khắp đất nước Mặt trời mọc. Tại đô thị, chúng được gọi với tên “Koban”, còn ở vùng nông thôn là “Chuzaisho”. Nhưng dù với tên gọi nào thì đây cũng là những đơn vị Cảnh sát cộng đồng cực nhỏ, nhưng lại giữ nòng cốt trong giữ gìn trật tự trị an tại các khu dân cư. Theo thống kê, các đơn vị này thực hiện tới hơn 70% các vụ bắt giữ mỗi năm tại Nhật.
Nhờ có hệ thống đồn dày đặc và hòa cùng với các cơ sở dân cư như vậy, mỗi người luôn biết phải làm gì khi nhặt được đồ bị mất. Ở Nhật Bản, từ khi còn nhỏ, mỗi người đã được dạy rằng “khi bạn nhặt được ví hoặc những thứ trên lề đường, hãy giao chúng cho hộp cảnh sát!”, phương pháp giáo dục này có thể thực hiện được là nhờ sự tồn tại của “hộp cảnh sát” quen thuộc với người dân. Đơn giản là khi nhặt được đồ bị mất, chỉ cần đi bộ vài bước chân, bạn có thể gặp những người có trách nhiệm một cách thuận tiện nhất..
Tuy nhiên ngược lại, ở nước ngoài, ngay cả khi bạn nhặt được đồ bị mất (khi không có chủ ở gần đó), bạn cũng khó biết phải làm gì và liên hệ ai. Ngay cả khi muốn gửi cho công an, nhiều người cũng không biết đồn công an nơi mình ở đâu, tất nhiên một phần nữa là do số lượng ít. Bạn sẽ cảm thấy bối rối khá nhiều khi phân vân một vài câu hỏi trong đầu: tôi nên đến đơn vị nào, tôi nên làm thủ tục gì, và tôi cần phải đợi bao lâu, thật khó để tưởng tượng. Tuy nhiên điều này không xảy ra ở Nhật, mọi người luôn biết rõ mình phải làm gì, đơn giản là giao đồ cho cảnh sát và an tâm là cảnh sát sẽ làm trung gian trả lại đồ giúp bạn. Vì vậy thủ tục nhất quán “từ nhặt đồ bị mất đến giao nó” rất nhanh chóng và quen thuộc.
- Tỷ lệ tội phạm thấp
Toshinari Nishioka, cựu giảng viên trường cảnh sát và hiện là giáo sư tại Khoa học Nhân văn, Đại học Kansai, cho biết:
“Ngay cả khi nội dung trong chiếc ví mà đứa trẻ giao cho hộp cảnh sát chỉ là 1 yên hoặc 5 yên, các nhân viên cảnh sát vẫn coi nó nghiêm túc như bất kỳ chiếc ví có hàng triệu yên khác.”
Bằng cách này, cảnh sát Nhật Bản xử lý nghiêm túc những món đồ bị mất được giao hàng ngày, không chỉ ô và túi, mà còn cả chai bia, giấy vệ sinh hay thậm chí hula hoops (tên một loại snack). Con số được cho là lên đến hơn 26 triệu đồ vật hàng năm được giao nộp trên toàn quốc. Bạn có thể tìm thấy con số tương tự ở đâu trên thế giới này?
Thực tế, chi phí cho những tài sản thất lạc ở Nhật Bản ngày nay rất cao. Nguyên nhân được chỉ ra rằng do cảnh sát sẽ không thể xử lý một mình mà còn phải kết hợp với các đơn vị dân sự khác, xét trên chi phí lao động và chi phí thời gian, không gian đảm bảo lưu trữ và quản lý đồ bị mất.
Một số trang nước ngoài giải thích lý do “Nhật Bản có tỉ lệ giết người thấp áp đảo so với các nước phát triển khác, tội phạm khác cũng ít nên cảnh sát có thời gian xử lý đồ thất lạc”.
- Giáo dục đạo đức “Otentosama”
“Dù không có ai thấy việc sai trái bạn đang làm, thần linh vẫn biết điều đó”. Điều răn dạy mỗi người Nhật luôn nhớ để việc sai trái không bao giờ được phép thực hiện do các thần vẫn theo dõi ta. Cảm giác khi có ai đó biết việc tội lỗi mình làm sẽ khiến con người cảnh tỉnh và điều chỉnh hành vi của mình. Nó được cho là một biểu hiện xuất phát từ tín ngưỡng thờ tự nhiên, thờ mặt trời và Thần đạo của người Nhật cổ đại.
Nhờ cách giáo dục đạo đức này, tôi nghĩ rằng người Nhật có thể hành động có đạo đức ngay cả trong hoàn cảnh không ai bên cạnh. Tất nhiên, có rất nhiều người tử tế ở nước ngoài, và có những người làm điều đúng đắn ngay cả khi không có ai khác theo dõi. Tuy nhiên, thực tế là điều này được truyền bá như một “lời dạy” chung cho tất cả mọi người và là một nét đặc trưng của người Nhật.
- Văn hóa cộng đồng
Rõ ràng tính cộng đồng sẽ khiến con người đoàn kết hơn. Đôi khi những người nước ngoài từng sống lâu năm vẫn bị bất ngờ khi trở lại Nhật Bản. Khi nghe thông báo tại một cửa hàng bách hóa hoặc trung tâm mua sắm địa phương rằng “Khách hàng có xe số XX, đèn xe vẫn sáng”. Đây là một ví dụ về tinh thần đoàn kết trong một xã hội cộng đồng. Ngay cả khi đó là xe của một người lạ đậu cạnh bạn, nếu họ gặp một chút rắc rối, không ai ngại một lời thông báo nhẹ nhàng này. Đôi khi người Việt Nam cũng thấy một sự tương đồng nhẹ trong việc nhắc người tham gia giao thông: “anh ơi gạt chân chống” vậy.
Ở phương Tây, bật đèn hay không gạt chân chống là việc cá nhân và rất ít người bận tâm đến việc nhắc nhở người khác những điều này. Còn ở Nhật Bản, cảm giác luôn thuộc về một cồng đồng khiến cho mỗi công dân mang một trách nhiệm phải gửi trả lại đồ đã mất của người lạ và trình báo cho công an ngay lập tức.
- Luật tài sản thất lạc
Khi chủ nhân của vật trong thông báo thất lạc đã được phát đi không xuất hiện trong vòng ba tháng, một thông báo khác sẽ là vật được giao “theo quy định của pháp luật”. Nhiều trang ở nước ngoài phân tích rằng đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc đồ thất lạc dễ dàng được trả lại tại Nhật Bản. Luật pháp quy định ai đã nhận được đồ thất lạc của mình có nghĩa vụ phải trả cho người tìm thấy số tiền từ 5-20% giá trị tài sản tìm được, và điều này là bắt buộc. Các quy tắc và thủ tục giao trả cũng rất rõ ràng và mình bạch, đều được quy định trong luật, khiến cho việc trả lại rất dễ dàng.
Kết luận lại, đồ thất lạc ở Nhật Bản được trả lại chủ yếu là do hệ thống koban rộng khắp và hệ thống luật rõ ràng, cộng với việc được giáo dục tốt từ nhỏ của mỗi công dân. Ở nhiều nước, đánh rơi mất một cuốn hộ chiếu có thể làm một thảm họa, còn ở Nhật Bản, đơn giản là bạn trình báo với cảnh sát, và khả năng cao là có thể tìm thấy và được trả lại.
K-sei Tổng Hợp
Trả lời